Khi người lao động đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì họ sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Tuy vậy, để hưởng được chế độ bảo hiểm thất nghiệp thì mức đóng bảo hiểm thất nghiệp như thế nào? Cũng như trình tự, thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp được quy định ra sao? Bài viết dưới đây xin được giải đáp thắc mắc cho người lao động về vấn đề này.
Nội dung chính bài viết
Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Bảo hiểm thất nghiệp là số tiền được trả cho người lao động khi họ bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Quy định của pháp luật về mức đóng bảo hiểm thất nghiệp
Về mức đóng bảo hiểm thất nghiệp:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 57 Luật việc làm thì mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:
– Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
– Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
– Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.
Về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp:
Theo quy định tại Điều 58 Luật việc làm thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:
– Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
– Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối thiểu
Theo quy định tại Điểm 2.6 Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, quy định như sau về mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc:
– Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
– Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc phải qua học nghề, đào tạo nghề.Cao hơn ít nhất 5% đối với người làm công việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 7% đối với người làm công việc trong điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm so với mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.
Theo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP, mức lương tháng tối thiểu vùng năm 2020 phải đóng cụ thể như sau:
Vùng | Người làm việc trong điều kiện bình thường | Người đã qua học nghề, đào tạo nghề | Người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm | Người làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm |
Vùng I | 4.420.000 | 4.729.400 | 4.641.000 | 4.729.400 |
Vùng II | 3.920.000 | 4.194.400 | 4.116.000 | 4.194.400 |
Vùng III | 3.430.000 | 3.670.100 | 3.601.500 | 3.670.100 |
Vùng IV | 3.070.000 | 3.284.900 | 3.223.500 | 3.284.900 |
Từ đó, có thể tính mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối thiểu năm 2020:
Vùng | Người làm việc trong điều kiện bình thường | Người đã qua học nghề, đào tạo nghề | Người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm | Người làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm |
Vùng I | 44.200 | 47.294 | 46.410 | 47.294 |
Vùng II | 39.200 | 41.944 | 41.160 | 41.944 |
Vùng III | 34.300 | 36.701 | 36.015 | 36.701 |
Vùng IV | 30.700 | 32.849 | 32.235 | 32.849 |
Thứ hai, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa
– Nếu mức lương tháng của người lao động cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng (Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017)
– Theo đó, mức đóng đóng bảo hiểm thất nghiệp tương đương với mức lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa năm 2020 cụ thể như sau:
Vùng | Mức lương tháng tối đa đóng bảo hiểm thất nghiệp | Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa |
Vùng I | 88.400.000 | 884.000 |
Vùng II | 78.400.000 | 784.000 |
Vùng III | 68.600.000 | 686.000 |
Vùng IV | 61.400.000 | 614.000 |
Trên đây là những quy định về vấn đề mức đóng bảo hiểm thất nghiệp nếu trong quá trình tìm hiểu, quý khách chưa rõ xin vui lòng liên hệ tới đường dây nóng của Luật Loan Loan hoặc qua Email; chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của quý khách.
Rất mong được đồng hành cùng với quý khách hàng!